Thời kỳ khủng hoảng của Chân Lạp Lịch_sử_Campuchia

Jayavarman qua đời năm 680. Hoàng hậu Jayadevi, nắm quyền trong khoảng 681-713, đã gây bất bình trong giới quý tộcquan lại. Do những mâu thuẫn này mà năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, lập kinh đô mới là Sambhupura ở gần Sambaur.

Do sự biến này mà phần phía Bắc của vương quốc (tức nước Bhavapura cũ) tách ra khỏi Chân Lạp, lập lại nước riêng. Tài liệu Trung Hoa ghi lại là nước này chia làm hai: Thủy Chân LạpLục Chân Lạp. Biên giới nằm ở dãy núi Dângrêk (nay là biên giới Thái Lan-Campuchia).

Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát nổi lãnh thổ của mình. Nhiều nơi nổi lên, tự lập nước riêng. Trong lúc đó vương triều Sailendra của nước Kalinga ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc của Puskaraksa năm 774, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong.